Địa lý xã hội Địa_lý_châu_Á

Dân cư

Theo niên giám thống kê năm 2005 thì tổng số dân của châu Á là 3,92 tỉ người[14], mật độ trung bình (không tính phần dân cư thuộc liên bang Nga) là 124 người/km² hoặc 86,1 người/km² (nếu tính cả Nga). Tuy nhiên sự phân bố dân cư trên châu lục rất không đồng đều. Có một số nước mật độ dân cư rất cao như Nhật Bản: 336,1, Ấn Độ: 341,2, Bangladesh: 1.045[15], Singapore: 6425,3. Trong khi đó nhiều khu vực dân cư vô cùng thưa thớt như Mông Cổ: 1,7, Kazakhstan: 5,7, Ả Rập Xê Út: 12. Đặc biệt, ở nhiều vùng rộng lớn như Bắc Siberi, sơn nguyên Tây Tạng, bồn địa Tarim... hầu như không có người ở. Sự phân bố dân cư nói trên cho ta hiểu được điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn đối với các vùng đó.

Về sự gia tăng dân số, đại bộ phận các nước châu Á có tỉ lệ gia tăng tự nhiên khá cao. Theo số liệu thống kê năm 2005, tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á là 1,3%, trong khi đó ở một số nước thì tỉ lệ đó rất cao như Pakistan: 2,4%, Yemen: 3,3%, Palestin: 3,5%[16]...

Về trình độ đô thị hóa, nhìn chung không đều giữa các nước. Nếu tính về số lượng các đô thị lớn thì châu Á đứng đầu thế giới. Có 15 thành phố trên 15 triệu dân và hơn 100 thành phố có số dân trên 1 triệu người, song tỉ lệ dân sống ở đô thị ở châu Á chỉ mới đạt 50%.

Thành phần chủng tộc

Bài chi tiết: Người châu Á
Hình vẽ các tộc người châu Á đầu thế kỷ XX.

Cư dân châu Á thuộc 3 chủng tộc lớn trên thế giới. Đó là:

  • Mongoloid: Bao gồm cư dân sống ở Đông Á, Đông Nam Á, một phần ở Bắc Á và Nội Á. Người Mongoloit hay còn gọi là người da vàng, có đặc điểm chung là lớp lông phủ trên mặt và người ít, tóc đen, thẳng và hơi cứng, da màu vàng hung, mũi hơi thấp, mặt rộng, lưỡng quyền cao và xếp nếp mi mắt rõ. Tổ tiên của họ có lẽ là những cư dân cổ sống ở vùng Nam Siberi và Mông Cổ. Người Mongoloid chiếm một tỉ lệ rất lớn trong tổng số dân cư châu Á, và được chia thành hai hay nhiều tiểu chủng tộc khác nhau
  • Tiểu chủng tộc Mongoloid phương Bắc gồm cư dân vùng Siberi và phần Bắc vùng Nội Á, bao gồm người Siberi (người Eskimo, người Evanks), người Mông Cổ, Mãn Châu, Nhật Bản, Triều Tiên và Bắc Trung Quốc. Ngoài những đặc điểm của người Mongoloid nói chung, người Mongoloid phương Bắc còn có tầm vóc cao hơn và nước da sáng hơn.
  • Tiểu chủng tộc Mongoloid phương Nam gồm người Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Tiểu chủng tộc được hình thành do sự hòa huyết giữa người Mongoloid với người Australoid. Vì thế họ có da màu vàng sậm, cánh mũi rộng, môi hơi dày và hàm hơi vẩu.
  • Europeoid: bao gồm toàn bộ cư dân sống ở vùng Tây Nam Á và một số ở Bắc Ấn Độ, Trung Á và Nội Á. Để phân biệt với người châu Âu, nhóm người này được gọi chung là tiểu chủng tộc Europeoid phương Nam. Họ có đặc điểm da ngăm, tóc và mắt đen hơn người phương Bắc, đầu dài, tầm vóc trung bình.
  • Australoid: bao gồm cư dân sống ở vùng Nam Ấn Độ, Sri Lanka và một số rải rác ở IndonesiaMalaysia. Nhóm người này chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tổng số dân toàn châu lục.

Các quốc gia và vùng lãnh thổ

Bản đồ hành chính châu Á (chỉ có ranh giới quốc gia chứ không có tên nước)
Tên quốc gia (vùng lãnh thổ),
với quốc kỳ
diện tích
(km²)
Dân số
(tính đến 1/7, 2002)
Mật độ dân số
(người/km²)
Thủ đô
Trung Á:
Kazakhstan[17]2.346.92713.472.5935,7Astana
Kyrgyzstan198.5004.822.16624,3Bishkek
Tajikistan143.1006.719.56747,0Dushanbe
Turkmenistan488.1004.688.9639,6Ashgabat
Uzbekistan447.40025.563.44157,1Tashkent
Đông Á:
Trung Quốc[18]9.584.4921.284.303.705134,0Bắc Kinh
Hồng Kông[19]1.0927.303.3346.688,0
Nhật Bản377.835126.974.628336,1Tokyo
Ma Cao25461.83318.473,3
Mông Cổ1.565.0002.694.4321,7Ulaanbaatar
Bắc Triều Tiên120.54022.224.195184,4Bình Nhưỡng
Hàn Quốc98.48048.324.000490,7Seoul
Trung Hoa Dân quốc[20]35.98022.548.009626,7Đài Bắc
Bắc Phi:
Ai Cập[21]63.5561.378.15921,7Cairo
Bắc Á:[22]
Nga13.115.20039.129.7293,0Moskva
Đông Nam Á:
Brunei5.770350.89860,8Bandar Seri Begawan
Campuchia181.04012.775.32470,6Phnom Penh
Indonesia[23]1.919.440231.328.092120,5Jakarta
Lào236.8005.777.18024,4Vientiane
Malaysia329.75022.662.36568,7Kuala Lumpur
Myanma678.50042.238.22462,3Yangon (Rangoon)
Philippines300.00084.525.639281,8Manila
Singapore6934.452.7326.425,3Singapore
Thái Lan514.00062.354.402121,3Bangkok
Đông Timor15.007952.61863,5Dili
Việt Nam329.56081.098.416246,1Hà Nội
Nam Á:
Afghanistan647.50027.755.77542,9Kabul
Bangladesh144.000133.376.684926,2Dhaka
Bhutan47.0002.094.17644,6Thimphu
Ấn Độ3.064.8981.045.845.226341,2New Delhi
Iran1.648.00066.622.70440,4Tehran
Maldives300320.1651.067,2Malé
Nepal140.80025.873.917183,8Kathmandu
Pakistan803.940147.663.429183,7Islamabad
Sri Lanka65.61019.576.783298,4Colombo
Tây Á:
Armenia[24]29.8003.330.099111,7Yerevan
Azerbaijan41.3703.479.12784,1Baku
Bahrain665656.397987,1Manama
Bản mẫu:Country data Kypros Kypros[25]9.250775.92783,9Nicosia (Lefkoşa)
Dải Gaza[26]3631.203.5913.315,7Gaza
Gruzia[27]20.4602.032.00499,3Tbilisi
Iraq437.07224.001.81654,9Baghdad
Israel20.7706.029.529290,3Jerusalem
Jordan92.3005.307.47057,5Amman
Kuwait17.8202.111.561118,5Thành phố Kuwait
Liban10.4003.677.780353,6Beirut
Nakhchivan (Azerbaijan)[28]5.500365.00066,4Thành phố Nakhchivan
Oman212.4602.713.46212,8Muscat
Qatar11.437793.34169,4Doha
Ả Rập Xê Út1.960.58223.513.33012,0Riyadh
Syria185.18017.155.81492,6Damas
Thổ Nhĩ Kỳ[29]756.76857.855.06876,5Ankara
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất82.8802.445.98929,5Abu Dhabi
Bờ Tây[26]5.8602.303.660393,1
Yemen527.97018.701.25735,4Sanaá
Tổng cộng44.309.9783.816.775.64286,1

Tình hình sử dụng tài nguyên

Một trung tâm nông nghiệp phát triển ở khu vực Lưỡng Hà.

Hơn bất cứ một châu lục nào khác trên Trái Đất, châu Á có điều kiện tự nhiên đa dạng và nguồn tài nguyên thiên nhiên thế giới. Với điều kiện đó, châu Á là cái nôi hình thành phần lớn các chủng tộc loài người đầu tiên, là nơi xuất hiện các nền văn minh sớm nhất thế giới. Chính do quá trình phát triển đó mà thiên nhiên trên châu Á được con người khai phá và sử dụng sớm nhất. Trong quá trình khai phá và sử dụng thiên nhiên, tổ tiên của các dân tộc sống trên châu lục này đã thuần hóa được hàng loạt các cây trồng và vật nuôi, làm cho nghề trồng trọtchăn nuôi phát triển không ngừng. Bởi vậy, ngay từ thời cổ đại, nhiều trung tâm nông nghiệp lớn được hình thành và cũng từ đó, hình thành các trung tâm phát sinh cây trồng của thế giới. Theo các tài liệu, trong số 10 trung tâm phát sinh cây trồng của thế giới thì có đến 6 trung tâm nằm trên châu Á, phù hợp với các vùng có nền văn minh phát triển sớm. Đó là các vùng Địa Trung Hải với lúa mì, yến mạch, đậu Hà Lan, bạc hà, nguyệt quế, ôliu và một số cây thực phẩm như bắp cải, tỏi tây, hành tây...; vùng Tiền Á gắn liền với các quốc gia cổ đại như Sumer, Assyria cùng các loại lúa mì, đại mạch, hạnh nhân, thuốc phiện, hồi hương, cà rốt...; vùng Trung Á với lúa mì, đậu xanh, cây ăn quả như , nho, táo...; vùng Ấn Độ với những cây trồng nhiệt đới như lúa gạo, đậu ván, cà tím, dưa chuột, mía, thốt nốt, cam, quýt...; vùng Đông Nam Á là quê hương của các loại cây ăn quả nhiệt đới như chuối, mít, bưởi, sầu riêng, măng cụt, dừa... đồng thời cũng là trung tâm phát sinh cây lúa gạo; vùng Trung Quốc được cho rằng là trung tâm nông nghiệp cổ đại lớn nhất thế giới với nhiều loài cây trồng phong phú bao gồm cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

Như vậy, giới thực vật tự nhiên được con người phát hiện, sử dụng và thuần hóa ở một mức độ cao. châu Á còn cung cấp cho thế giới hầu hết các loại vật nuôi cơ bản hiện nay như trâu, , lợn, , chó, mèo... Tổ tiên của các dân tộc trên châu Á đã tìm ra những biện pháp tốt nhất để sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên như làm ruộng bậc thang, tưới nước, giữ nước với các công trình cấp nước, dẫn nước và chọn gieo trồng lúa nổi trong các đầm lầy bị ngập nước sâu vào mùa lũ. Những biện pháp trên có tác dụng tích cực trong việc sử dụng và bảo nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên do quá trình khai thác lâu dài và thiếu cơ sở khoa học, ở nhiều vùng thiên nhiên bị cạn kiệt và thậm chí không còn khả năng sử dụng được nữa như các vùng núi Tây Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc... Cho đến nay, tài nguyên rừng ở nhiều nước gần như cạn kiệt hoàn toàn. Ví dụ, độ che phủ rừng ở Tây Nam Á nay chỉ còn 1,6%, ở Trung Quốc không đầy 10% trong khi độ che phủ rừng trung bình của thế giới là 32%[30].

Việc khai thác nguồn tài nguyên ngày nay được tiến hành khắp nơi trên lục địa, đồng thời đối tượng và diện khai thác đang ngày càng được mở rộng cho tất cả mọi thành phần tự nhiên, do vậy cảnh quan nguyên sinh còn lại rất ít, chỉ còn một số vùng rừng xích đạo ẩm thường xanh ở Đông Nam Á, rừng lá kim ở Siberi, các vùng đồng rêu-rừng, đồng rêu và hoang mạc cực ở phía Bắc, các vùng núi cao hiểm trở Himalaya, Pamir, Tây Tạng, Thiên Sơn... là chưa bị con người khai phá. Phần lớn diện tích lãnh thổ đã được khai thác để trồng trọt, chăn nuôi và tiến hành các hoạt động khác để trồng trọt, chăn nuôi và tiến hành các hoạt động khác với nhiều hình thức và mức độ khác nhau nhưng nhìn chung có mấy đặc điểm đáng chú ý là:

  • Việc sử dụng thiên nhiên gắn liền với điều kiện tự nhiên. Ví dụ, ở vòng đai ôn hòa, vùng sản xuất ngũ cốc tập trung cao nhất nằm trong các đới rừng lá rộng, thảo nguyên rừng và thảo nguyên; vùng trồng cây ăn quả tập trung nhiều ở đới cận nhiệt Địa Trung Hải; còn việc chăn nuôi các động vật có sừng tập trung trong các đới thảo nguyên, bán hoang mạc (, ngựa, cừu, ) hoặc đới đồng rêu và đồng rêu rừng (tuần lộc). Ở vòng đai nóng, các vùng được khai thác sớm và tập trung nhất là các vùng thuộc đới xavan và rừng gió mùa.
  • Việc khai thác kèm theo việc cải tạo và phục hồi nguồn tài nguyên thiên nhiên được tiến hành mạnh mẽ, đáng chú ý là việc cải tạo và sử dụng đất và nguồn nước. Ví dụ, việc đào kênh, đắp đập để phát triển thủy lợi, giao thông, thủy điện, nuôi thủy sản và điều chỉnh dòng chảy được tiến hành ở hầu khắp các nước. Việc tưới nước cho vùng khô hạn được mở rộng ở Trung Á, Ấn Độ, PakistanTrung Quốc... đã đạt được những kết quả to lớn. Tuy nhiên cũng cần phải nói rằng việc sử dụng nước hai sông Syr DaryaAmu Darya để tưới cho các hoang mạc ở Trung Á trong thời Liên Xô là bất hợp lý. Hậu quả là, do sử dụng nước quá mức, các sông không còn cung cấp đủ nước cho hồ Aral, hồ bị cạn, thu hẹp diện tích, nước bị hóa mặn và gây ra thảm họa sinh thái cho hồ này và các vùng đồng bằng xung quanh. Ở một số nước khác, ngoài việc xây dựng các công trình cải tạo và sử dụng dòng sông, các công trình tưới nước, còn có hệ thống đê chống lũ lụt, chống nước biển, bảo vệ đất đai. Ở Liên bang Nga đã nghiên cứu, tạo ra được các giống cây trồng cho các vùng khí hậu giá lạnh phương Bắc, xây dựng các công trình trên các vùng băng kết vĩnh cửu.

Tất cả các đặc điểm nói trên cho thấy tính chất phong phú, muôn vẻ và những thành tựu to lớn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên trên lục địa. Ngày nay, việc cải tạo, hồi phục và bảo vệ nguồn tài nguyên là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở mỗi nước, nhất là ở những nước mà nguồn tài nguyên đã được sử dụng và khai phá lâu đời.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Địa_lý_châu_Á http://geology.com/records/deepest-lake.shtml http://www.infoplease.com/encyclopedia/world/chang... http://www.worldatlas.com/geoquiz/thelist.htm http://www.citypopulation.de/world/Agglomerations.... http://www.lib.utexas.edu/maps/asia.html http://eusoils.jrc.ec.europa.eu/esdb_archive/EuDAS... http://pubs.usgs.gov/fs/baikal/ http://isramar.ocean.org.il/DeadSea/ http://www.un.org/esa/population/publications/sixb... http://www.un.org/esa/population/publications/wpp2...